Khi nuôi thú cưng, chắc hẳn các Sen sẽ 1-2 lần va chạm với “móng vuốt mèo” dẫn đến cơ thể bị thương. Trong những tình huống này, sẽ có người băn khoăn liệu bị mèo cào thì có cần đi chích ngừa không? Trong bài viết dưới đây, chúng mình sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn đọc nhé.
Bị mèo cào có sao không?
Việc bị mèo cào là việc khá thường xuyên xảy ra với những ai đang nuôi thú cưng, thế nên nhiều người cảm thấy đây là một việc hết sức bình thường, tuy nhiên việc bị mèo cào vẫn có thể mang đến những nguy cơ nguy hiểm tới tính mạng người nếu như các Sen chủ quan đấy nhé!
Theo các chuyên gia, bác sĩ cho biết không phải vết mèo cào nào cũng sẽ giống nhau, sẽ có những vết cào bình thường nhưng cũng sẽ có những vết cào mang virus gây nguy hiểm cho con người, điển hình là virus dại.
Do đó, khi bị mèo cào các Sen không nhất thiết phải đi bác sĩ để chích ngừa, tuy nhiên Sen cũng không nên chủ quan mà không xử lý kỹ càng các vết thương nhé.
Bị mèo cào có thể dẫn đến nguy cơ gì
Khi bị mèo cào, nguy cơ lớn nhất mà các Sen sẽ mắc phải đó là các bệnh về dại, vì mèo cũng là một loài động vật nên khả năng thú nuôi này vẫn có thể mang các mầm bệnh dại như chó.
Nên nếu không may bị mèo cào, các Sen phải xử lý ngay vết thương đồng thời theo dõi các biểu hiện của con mèo cũng như bản thân sau khi bị cào nhé.
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus dại. Virus dại được truyền từ động vật sang người thông qua nước bọt, máu hoặc mảnh da của động vật bị nhiễm virus. Triệu chứng ở người khi bị dại có thể là cơ thể yếu, sốt và đau đầu và sẽ biểu hiện rõ ràng hơn khi virus xâm nhập vào não. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh khá lâu từ vài tháng đến 1 năm nên các Sen phải cực kỳ lưu ý khi bị cào nhé.
Làm sao để biết khi nào bị mèo cào cần đi chích ngừa
Để nhận biết khi nào bản thân nên đi chích ngừa dại mèo thì các Sen chỉ cần để ý một số dấu hiệu.
Quan sát và phân biệt hành vi của mèo. Nếu mèo cào, cắn mà có lý do thì đó là hành vi tự vệ. Còn nếu mèo có hành động cào, cắn tự phát hoặc có biểu hiện lạ thì phải liên hệ ngay đến các trung tâm khám chữa bệnh để cho mèo đi kiểm tra.
Ví dụ: Khi dắt mèo đi tắm nhưng do mèo nhà bạn chưa quen nước và việc kỳ cọ nên việc bắt chúng vào nhà tắm sẽ khiến mèo sợ hãi dẫn đến có hành vi tự vệ là cào. Hoặc một ví dụ khác là bạn vô tình dẫm lên chân, đuôi hoặc phần cơ thể nào đó của mèo khiến chúng bị đau và phản xạ lại bằng việc cắn.
Trường hợp mà bạn cần đi chích ngừa đó là: hành vi của mèo không tự chủ, mất ý thức, không nhận ra chủ nuôi. Có những biểu hiện của bệnh dại như: miệng chảy nhiều nước dãi, chảy nước mũi, sợ ánh sáng, sợ tiếng động lớn, cắn phá đồ vật vô ý, ăn thức ăn lạ, xuất hiện co giật không tự chủ…
Hướng dẫn xử lý vết thương khi bị mèo cào phải
Sau khi bị mèo cào và nhận thấy các dấu hiệu bất thường thì các Sen hãy sơ cứu vết thương theo các hướng dẫn sau đây nhé: Rửa vết thương bằng nước hoặc nước muối sau đó dùng khăn sạch lau khô. Còn nếu có chảy máu thì Sen hãy dùng bông lau sạch rồi băng lại bằng băng y tế nhé.
Lưu ý: Không cố nặn máu ra vì như thế sẽ làm tăng nhanh quá trình xâm nhập của virus lây bệnh.
Ngoài ra, sau đó các Sen vẫn cần theo dõi thêm các biểu hiện một thời gian nữa. Hãy chú ý xem bản thân có cảm thấy các triệu chứng như: khó thở, lú lẫn, gặp ảo giác, có hành vi hung hăng, sủi bọt mép, chân tay tê liệt… hay không? Nếu có thì đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và chích ngừa nhé.
Có thể nói bị mèo cào là việc mà chúng ta không thể tránh khỏi khi đang nuôi thú cưng nhưng không vì thế mà chúng ta sẽ bị lây bệnh từ các vết thương. Việc bạn bị lây bệnh dại từ vết cào của mèo chỉ xảy ra khi bạn đang nhận nuôi các thú cưng không có nguồn gốc rõ ràng, chưa được tiêm phòng ngừa hoặc vô tình bị mèo hoang, mèo lạ cào cắn và sau đó không xử lý kỹ càng các vết thương.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết, hy vọng bài viết “Bị mèo cào có cần đi chích ngừa dại không?” đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Xem các bài viết khác của PetApp Tại đây
Công ty Cổ phần Siêu ứng dụng thú cưng
Địa chỉ: Tòa nhà CTM Complex, 139 đường Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: (+84) 889 969 393
Email: [email protected]